Home » » Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa

Written By Tình báo Hoa Nam on Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015 | 03:07

KỲ I
(PetroTimes) - Xin trích giới thiệu các chương trong cuốn "Các cơ quan đặc biệt Trung Quốc" của Nicholas Eftimiades để bạn đọc tham khảo. Những tư liệu này tuy đã cũ nhưng nhiều nội dung vẫn có giá trị thời sự.
tình báo Trung Hoa

Các chương trong cuốn "Các cơ quan đặc biệt Trung Quốc" của Nicholas Eftimiades - người có 10 năm hoạt động tình báo cho CIA và cơ quan phản gián Bộ Ngoại giao, sau đó là nhà phân tích về hoạt động gián điệp của cơ quan tình báo quân đội, sĩ quan dự bị của hải quân Mỹ. Hiện nay, Nicholas Eftimiades sinh sống tại London.
Nghiên cứu nổi tiếng nhất của ông là "Hoạt động tình báo của Trung Quốc" (1994).
Cuốn chuyên khảo của ông có nhan đề "Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đang bước lên vũ đài quốc tế" giành danh hiệu tác phẩm nghiên cưu về tình báo hay nhất năm 1992 của Trung tâm nghiên cứu tình báo quốc gia.
PetroTimes xin trích giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Những tư liệu này tuy đã cũ nhưng nhiều nội dung vẫn có giá trị thời sự.
***
Phương pháp tuyển mộ điệp viên
Bộ An ninh quốc gia thích tuyển mộ điệp viên ngay tại Trung Quốc. Việc tuyển mộ người nước ngoài trên lãnh địa của mình là một giải pháp an toàn hơn và hữu hiệu hơn của nghề gián điệp. Những cái lợi trước tiên chủ yếu đó là quá trình tuyển mộ diễn ra trong một môi trường an toàn đối với sĩ quan phụ trách một khi thiếu lực lượng hỗ trợ lại bị đối tượng tuyển mộ khước từ thẳng thừng. Các cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc thường sử dụng các biện pháp tuyển mộ điệp viên bằng tài chính và bằng ảnh hưởng. Đối tượng lựa chọn là số đông khách nước ngoài tới thăm Trung Quốc. Hầu như các biện pháp tuyển mộ của Bộ An ninh quốc gia đều rất thô thiển theo khuôn mẫu của các cơ quan tình báo phương Tây. Ví dụ, có mấy người phương Tây đã từng ngồi tù tại Trung Quốc đã kể lại rằng chính quyền này có nói họ sẽ trả lại tự do để về nước và phải hứa sau này sẽ làm việc cho họ.
Cái lợi thứ hai của việc tiến hành tuyển mộ điệp viên tại nước mình là tiết kiệm được các khoản chi tiêu của sĩ quan chịu trách nhiệm và gia đình họ ở nước ngoài. Hơn nữa, phương pháp này về cơ bản được coi là an toàn trước các lực lượng phản gián nước ngoài. Mặt khác, vì những cán bộ giám sát các nhà ngoại giao tại Trung Quốc của Bộ An ninh quốc gia đều hết sức cần mẫn, chỉnh chu nên các cơ quan tình báo nước ngoài ít có cơ hội lựa chọn, tuyển mộ. Các hoạt động thù địch cũng không thể là chuyên gửi tới Trung Quốc một số điệp viên khiêu khích vì sẽ có những nguy hại cho việc gây ra.
Tại Trung Quốc, các hoạt động tuyển mộ người nước ngoài bao gồm hàng loạt đối tượng như nhà ngoại giao, các quan chức chính phủ, các học giả, nhà báo và nhà kinh doanh. Việc Bộ An ninh quốc gia tuyển mộ những người này để tiến hành các hoạt động gián điệp chống lại chính phủ nước mình, gây tác động lên các sự kiện quốc tế nhân danh Trung Quốc hoặc cung cấp các cơ hội làm tình báo thương mại, thu thập các công nghệ tiên tiến còn đang bị hạn chế. Bộ An ninh quốc gia và Tổng cục tình báo quốc phòng Trung Quốc mời các học giả nước ngoài vào Trung Quốc giảng bài hoặc tham gia hội thảo do các ủy viên nghiên cứu chủ trì. Toàn bộ các chi phí cho chuyến đi thăm, giảng bài của các diễn giả và gia đình họ thường do các cơ quan tình báo Trung Quốc chi trả. Kế hoạch hoạt động của các chuyên gia, học giả tới đây thường bao gồm giảng bài, hội thảo, du lịch và tham dự các buổi chiêu đãi. Chủ đích của cái thời biểu chặt chẽ và khắc nghiệt này là làm sao đánh đổ được đối tượng tuyển dụng cả về mặt thể xác lẫn tâm linh. Khách được khuyến khích, nài ép uống càng nhiều rượu càng tốt. Mục tiêu sau đó là sự tiếp cận hơn nữa về con người và quan hệ bí mật.
Các nhà bác học và chuyên gia là các mục tiêu béo bở của các cơ quan tình báo Trung Quốc với hai lý do sau:
1. Họ có những hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực mà Bộ An ninh quốc gia và Tổng cục tình báo Quân đội quan tâm.
2. Họ rất có giá trị đối với những nhà vạch đường lối, chính sách Trung Quốc và những mục tiêu tuyển mộ có triển vọng. Ở lĩnh vực thứ nhất, đó là nhu cầu moi tin ít tế nhị vì những người này đến Trung Quốc với một mong muốn được giới thiệu với nước chủ nhà một chuyên đề cụ thể, chi tiết, ở lĩnh vực thứ hai là nhu cầu về một giải pháp tinh tế hơn, khéo léo hơn. Đây là một mục tiêu tình báo khác phải thông qua các học giả nước ngoài tới thăm Trung Quốc để hoàn thành, đó là việc thuyết phục, vận động cho những người này để họ được bầu vào những vị trí có khả năng gây ảnh hưởng tới những người vạch đường lối, chính sách tại nước họ.
Hơn nữa, qua việc tài trợ cho những chuyến đi giảng bài ngắn ngủi này, các cơ quan tình báo của Trung Quốc đã nhằm vào các nhà bác học đã tham dự vào các chương trình trao đổi học thuật này. Ví dụ, vào những năm cuối thập kỉ 80, giáo sư Mỹ Larry Engelmann đã sang giảng bài ở Đại học Nam Kinh do Đại Học John Hopkins tài trợ. Một trong những sinh viên của Engelmann, cô Xu Maihong đã yêu ông và tiết lộ rằng cô ta và vài sinh viên khác là sĩ quan tình báo của Quân giải phóng nhân dân. Họ có nhiệm vụ là phải học tốt tiếng Anh và theo dõi mọi hoạt động của các học giả và sinh viên Mỹ để chuẩn bị được biệt phát ra hoạt động ở nước ngoài. Cô Xu đã nói với Engelmann rằng mọi thư tín và bưu phẩm gửi đến đều bị kiểm tra và Quân giải phóng đã kiểm thính các cuộc điện đàm của các giáo sư Mỹ đang cư trú tại đây.
Nói chung, kế hoạch tuyển mộ các phóng viên nước ngoài đang sống tại Trung Quốc của Bộ An ninh quốc gia tựa như đã làm với các học giả tới thăm. Ví dụ, khá nhiều phóng viên đã để lộ tin mật qua các cuộc điện đàm. Phương pháp này đã được sử dụng vào 2/1992 đối với Cutherne Sampson, phóng viên của tờ Times London:
Tôi vừa gặp một người, anh ta tự xưng là một sĩ quan quân đội Trung Quốc. Anh ta nói rằng: "Cháu trai tôi muốn ra nước ngoài học tập và mẹ cháu đã yêu cầu tôi giúp cháu một ít tiền. Tôi tự hỏi phải kiếm tiền như thế nào đây trong khi bản thân tôi chỉ là một sĩ quan xoàng xĩnh. Và cuối cùng tôi đã nghĩ ra một cách để kiếm chút tiền. Đó là việc bán một chút bí mật quốc gia".
***
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đã chĩa vào những phần tử hoạt động tích cực đòi dân chủ, trong đó có trường hợp của Larry Wu-tai Chin. Chin thú nhận là đã cung cấp cho Bộ Công an tiểu sử của Victoria Loo, một cộng tác viên của CIA. Mục tiêu khởi đầu của ông ta là giúp Bộ Công an tìm ra địa chỉ của người anh em của Loo ở Trung Quốc, từ đó có thể tiến bước trong quá trình tuyển mộ lại một viên chức của CIA.
Bộ An ninh quốc gia đã sử dụng hàng loạt biện pháp để tiến hành tuyển mộ, huấn luyện và triển khai công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp bí mật. Qua đây cho thấy, hàng loạt học giả, sinh viên Trung Quốc được tuyển mộ và trở thành những điệp viên cấp thấp. Việc tuyển dụng được quy thành hai loại: điệp viên dài hạn và điệp viên ngắn hạn.
Những điệp viên dài hạn được gọi theo tiếng lóng của Bộ An ninh quốc gia là "cá chìm". Những người này sau khi được tuyển dụng vẫn sẽ nằm yên không hoạt động cho tới cái thời điểm cần đến họ. Dưới đây sẽ kể về việc tuyển mộ và triển khai một điệp viên loại này như thế nào.
Một công dân Trung Quốc được các sĩ quan Bộ An ninh quốc gia cấp tỉnh tuyển mộ thành điệp viên cấp thấp. Người này có học vị giáo sư cấp hai trong một ngành khoa học mũi nhọn. Quá trình tuyển mộ đã diễn ra 6 tháng trước khi được đi Hoa Kỳ để học lên. Một thủ trưởng đơn vị nói ông công công tác đã báo cho ông biết sẽ có hai cán bộ của Cục ngoại vụ tỉnh đến thăm ông.
Lần gặp gỡ thứ nhất kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ đã thảo luận khái quát về khóa học dự kiến ở nước ngoài. Hai vị cán bộ này đã nhấn mạnh rằng, kế hoạch của ông sẽ ổn thỏa cả và rằng họ quan tâm duy nhất tới sự an toàn và thoải mái của toàn hộ học viên sang phương Tây học tập. Họ sẽ đưa ra những đề nghị trợ giúp, nếu có vấn đề hành chính thủ tục nào có trở ngại. Hai vị này nhấn mạnh rằng họ biết rõ ông là một học giả tốt và có phẩm chất cá nhân trội vượt.
Mấy tuần lễ sau, người này được triệu lên (qua điện thoại) phòng làm việc của hai cán bộ này trong thành phố. Tại đây đã không có dấu hiệu xác minh nào từ bên ngoài. Suốt trong buổi thảo luận kéo dài đến hai tiếng đồng hồ, các đại diện này một lần nữa nói rằng họ luôn quan tâm tới hạnh phúc của ông và đảm bảo với ông công việc chuẩn bị đi nghiên cứu ở nước ngoài đang diễn ra suôn sẻ. Họ cũng đã nhắc nhở ông phải "luôn nhớ tới gia đình, Đảng cộng sản và đất nước mình". Khi còn ở nước ngoài, người điệp viên có hy vọng được tuyển lựa này được khuyến khích hoàn thành tốt chương trình nghiên cứu và tiến hành các cuộc tiếp xúc ở cấp cao có thể có được. Rằng kiến thức học được ở nước ngoài sẽ rất hữu ích cho Trung Quốc. Họ cũng đã kể với ông về mấy nhà bác học Trung Quốc nổi tiếng, lỗi lạc đã từ nước ngoài trở về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm: nhà vật lí thiên văn Tiền Học Sâm (ông Tiền Học Sâm trong thế chiến II là đại tá quân đội Hoa Kỳ. Trong những năm 1950, ông bị điều tra về quan hệ của ông với Đảng cộng sản. Năm 1939, ông đã trở về Trung Quốc để bắt tay vào chương trình không gian của ông).
Các viên chức này yêu cầu ông ta khẳng định khả năng một trường đại học Mỹ nhận ông sang học (vì ông đang chờ đợi kết quả của một đơn xin học). Sau lần gặp gỡ thứ hai này, ông bắt đầu có phần nghi ngờ động cơ thực sự của những đại diện "Cục ngoại vụ" này. Dựa vào những gì mà họ kể với ông về hoàn cảnh học hành trước đây của họ, ông đã từng bước lần ra chỗ ở cũng như trao đổi tìm hiểu qua những đồng nghiệp và bạn học cũ của họ. Cuối cùng đã có được kết luận là họ vốn là những nhân viên của Bộ An ninh quốc gia.
Khi ông giáo sư nhận được một suất học bổng, ông liền chính thức thông báo cho các quan chức này biết. Như mệnh lệnh, ông lại bị triệu lên để thảo luận lần thứ ba. Họ hỏi ông rằng nếu như mọi chương trình, kế hoạch của ông diễn ra suôn sẻ thì không có chuyện gì phức tạp, song nếu xảy ra việc gì đó, thì họ sẽ không thể giúp gì cho ông được, ông thấy thế nào. Vấn đề khác nữa là ông giáo sư được hỏi liệu ông có tán thành quan điểm chính thức về Trung Quốc, về Đảng cộng sản và về sự kiện Thiên An Môn không. Ông đã trả lời một cách chắc chắn và quả quyết về tất cả những câu hỏi thẩm tra này vì ông sợ nếu khác đi sẽ không được phép xuất ngoại. Tiếp đó là kế hoạch gặp gỡ lần thứ tư: một khóa huấn luyện hai tuần ở Bắc Kinh.
KỲ II
Điệp viên được nhắc nhở rằng sau khi tới nhà trường bên Mỹ, sẽ gửi về trụ sở liên lạc ở tỉnh nhà một lá thư xác nhận đã đến nơi. Và từ đó về sau, cứ 3 tháng lại gửi về đây một lá thư. Trong lá thư đó phải giả vờ viết về tình hình sức khỏe và tài chính.
tình báo Trung Hoa

Lớp học đã bế giảng hai tháng, trước khi giáo sư lên đường đi Mỹ. Ông đã nghỉ lại trong nhà khách của Bộ An ninh quốc gia ở Bắc Kinh và trong một vài buổi tiếp xúc ban đầu, ông đã được mang cái tên gọn lỏn: "ngài Xu". Vì thời gian quá bức bách, ông chỉ được một tuần lên lớp. Cán bộ Bộ An ninh quốc gia rất hay co giãn về thời gian biểu và họ bảo cho ông biết các bài giảng chỉ có nghĩa là "giúp bạn hiểu được nước Mỹ".
Nội dung học tập là một bản tổng kết về cuộc sống tại Mỹ, những ưu việt của Trung cộng và công cuộc hợp tác giữa các bên và những quy tắc và kinh nghiệm về an toàn cá nhân khi ở nước ngoài.
Loạt bài giảng đầu tiên là về hệ thống thông tin đại chúng Mỹ. Các giảng viên đã giới thiệu cơ cấu tổ chức của các hệ thống báo và tạp chí, cũng như quan hệ giữa quyền sở hữu của các ấn phẩm này với ảnh hưởng, tác động của nó đối với các thế lực bảo thủ và tự do nước Mỹ. Những con người hoạt động trong giới truyền thông này cũng được chia thành hai hoặc ba loại tự do hoặc loại bảo thủ. Ông giáo sự cảm thấy những bài giảng này đã vẽ lên một bức chân dung khá chính xác về hệ thống truyền thông Hoa Kỳ.
Loạt bài giảng thứ hai là về các tổ chức sinh viên Trung Quốc ở Mỹ. Các nhóm chống đối, bất đồng chính kiến đều thuộc loại chống chính phủ. Các sinh viên nằm trong các tổ chức này là chống cộng sản và sẽ "không có tương lai". Ông giáo sư được giới thiệu sơ lược về tác động của các tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, nhưng không đi sâu vào chi tiết.
Các cán bộ của Bộ An ninh quốc gia được gợi ý nên dùng các biện pháp khoan hồng, khuyến khích học tập tránh cho thanh niên, sinh viên sa vào các hoạt động chống đối. Ông cũng được cảnh cáo, nhắc nhở không được tham gia vào các tổ chức chống chính phủ.
Loạt bài giảng thứ ba là về nền chính trị Hoa Kỳ. Chủ đề này bao gồm những cơ sở của hệ thống đa đảng, những nguồn gốc của quyền lực chính trị và tệ nạn tham nhũng, hủ bại lan tràn ở nước này. Ông giáo sư thấy những bài giảng này có phần nào thành kiến hằn học, nhưng cũng thể hiện một cái nhìn chính xác về nền chính trị nước Mỹ.
Những bài giảng cuối cùng là về các mục tiêu tình báo ngắn hạn và dài hạn, cách xử sự trong quan hệ, các vấn đề về giao thông, liên lạc, về an ninh trong hoạt động và những điều chỉ dẫn về các cuộc gặp gỡ khẩn cấp. Và ngày cuối cùng của khóa học, người ta đã truyền đạt với ông về nghề nghiệp và chế độ nghỉ hưu của cán bộ Bộ An ninh quốc gia.
Cái phương pháp mà người ta dùng để tuyển mộ vị giáo sư này, cũng như lượng thông tin của các bài giảng rất đáng để chúng ta lưu ý. Các sĩ quan của Bộ An ninh quốc gia đã giới thiệu với người được tuyển mộ rằng ông ta được cơ quan lựa chọn, vì ông ta vừa có học vấn giỏi, lại vừa nhạy bén về các mặt xã hội. Họ đề cao phẩm chất của họ, trong khi lại coi học sinh, sinh viên "chỉ có kiến thức sách vở".
Điệp viên được khuyến khích cần nắm chắc mọi cơ hội để gặp gỡ, tiếp xúc với những nhân vật có (hoặc sẽ có) ảnh hưởng rộng lớn. Những điều được phô bày này đã chỉ ra rằng mục tiêu của cơ quan này của Trung Quốc là đào tạo những điệp viên hoạt động dài hạn. Những người này có khả năng thâm nhập sâu vào các mục tiêu đã định.
Mặc dù Bộ An ninh quốc gia đã động viên giáo sư tăng cường các cuộc tiếp xúc, song thành tích học tập, nghiên cứu cũng luôn được trọng thị như một ưu tiên ngang bằng. Ông đã được bảo cho biết rằng những kiến thức thu lượm được trong quá trình nghiên cứu và phát hiện ở nước ngoài là những thành tựu quan trọng, rất có ý nghĩa, sẽ được phục vụ cho Trung Quốc.
Các viên sĩ quan tình báo này đã cảnh cáo điệp viên rằng có một số học viên trước ông có những "hành vi kém cỏi". Họ đã phản bội Trung Quốc bằng cách trình báo quan hệ bí mật giữa họ và Bộ An ninh quốc gia, với chính phủ Mỹ. Giống như với những phần tử chống đối, bất đồng chính kiến, các viên sĩ quan này cũng nói họ sẽ không có tương lại tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Điệp viên được tuyển dụng lại được nhắc nhở thêm rằng điều quan tâm hàng đầu của họ là sự an toàn của cá nhân điệp viên và rằng không một nguồn tin nào có tầm quan trọng đủ để đem ra đánh đổi bằng an nguy của điệp viên. Việc không tiết lộ với bất kì ai về nhiệm vụ bí mật của mình sẽ đảm bảo an toàn cho các bên hữu quan.
Điệp viên được nhắc nhở rằng sau khi tới nhà trường bên Mỹ, sẽ gửi về trụ sở liên lạc ở tỉnh nhà một lá thư xác nhận đã đến nơi. Và từ đó về sau, cứ 3 tháng lại gửi về đây một lá thư. Trong lá thư đó phải giả vờ viết về tình hình sức khỏe và tài chính. Ngoài ra, phải báo tin ngay về nhà nếu có quyết định thay đổi chuyên đề nghiên cứu.
Trong trường hợp khẩn cấp, điệp viên sẽ được đảm bảo cho biết sẽ sử dụng một trong hai số điện thoại để gọi về tỉnh nhà. Những máy này được nối vào trợ sở của Ủy ban khoa học kĩ thuật và công nghiệp quốc phòng tỉnh. Các sĩ quan đã cảnh cáo rằng phải thận trọng nếu không người Mỹ có thể xác định được địa chỉ gặp gỡ tại Trung Quốc, cũng như nghe được các cuộc điện đàm. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp duy nhất, uy hiếp đến tính mạng sống, thì điệp viên mới được tiếp xúc với sứ quán Trung Quốc ở Washington.
Các sĩ quan Bộ An ninh quốc gia đã thông báo với điệp viên rằng trong khi ông ta đi công tác, thì họ đã chăm sóc gia đình ông. Vào những ngày lễ, Tết, gia đình điệp viên đã nhận được thức ăn và tặng phẩm của cơ quan tình báo gửi cho. Điệp viên đã gọi loại tặng phẩm này là "mấy thứ mà tôi không muốn bạn bè tặng cho". Ông được hứa là trong thời gian phái khiển, cứ 2 năm một lần được về nước nghỉ phép. Nếu ông muốn, ông có thể gặp gia đình tại Hongkong hoặc Macao, phí tổn cho việc đi lại ăn ở do cơ quan tình báo thanh toán.
Sau nhiều tuần học tập, ông giáo sư được bảo cho biết ông đã được chọn làm một điệp viên dài hạn và sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, ông có thể suy nghĩ tới việc xin cư trú lâu dài ở Mỹ và Bộ An ninh quốc gia sẽ giúp đỡ trong việc này. Nếu ông muốn lựa chọn nghề tình báo này, ông sẽ được trả lương và có thể tính thêm các khoản thù lao vào lương hưu và lĩnh ở Trung Quốc.
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, người ta đã dành cho người điệp viên mới này mấy ngày dạo chơi Bắc Kinh, nhưng ông đã khước từ vì thời gian eo hẹp. Ông trở về nhà và sau đó tham dự buổi gặp gỡ thứ năm (bữa tiệc chia tay) với các cán bộ tình báo tỉnh nhà và từ Trung ương xuống. Điệp vien nhận vé xe lửa đi Bắc Kinh và 2.500 đô la Mỹ sau khi kí vào một tờ biên lai.
Điều khá hấp dẫn là kế hoạch của Bộ An ninh quốc gia bố trí cho điệp viên xin nhập cư vào Mỹ. Đây cũng là biện pháp dành cho các điệp viên dài hạn. Nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc sẽ có một mạng lưới điệp viên mang quốc tịch Mỹ ra đời ở nước này. Và một trong những mục tiêu của mạng lưới này là làm nhiệm vụ đỡ đầu, bảo trợ cho những người Trung Quốc khác nhập quốc tịch vào Mỹ.
Song điều này phải cần tối thiểu 5 năm, một người mới được được nhập thường trú. Trong khi sử dụng biện pháp tuyển dụng điệp viên ở trong nước rồi gửi đi nước ngoài như trình bay ở phần trên, Bộ An ninh quốc gia đã đưa được các điệp viên dài hạn vào Hoa Kỳ ít ra là từ năm 1986. Nếu Bộ An ninh quốc gia chỉ cần tuyển mộ 1% của 15.000 sinh viên Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm, thì đã có tối thiểu là mấy trăm điệp viên dài hạn hoạt động ở đây rồi.
Năm 1991, Hội sinh viên Trung Hoa học ở Havard là các đại diện của Ủy ban phối hợp quốc gia về công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên và học giả Trung Quốc đã tiến hành một đợt điều tra, thẩm vấn 600 sinh viên và học giả, cho thấy 30% được hỏi ý kiến đã cho biết họ đều có kế hoạch định cư tại Hoa Kỳ.
Sẽ là điều hợp lý khi ta nghĩ rằng Bộ An ninh quốc gia sẽ tìm cách khai thác, lợi dụng những cơ hội này để tuyển mộ điệp viên trong số những người này. Bộ An ninh quốc gia sẽ dễ dàng sử dụng phương pháp tuyển mộ bằng gây sức ép đối với số sinh viên đang còn người thân ở đại lục.
Cung cách tuyển dụng điệp viên trong đám người đào thoát trên các vùng biên giới cũng diễn ra tương tự: đe dọa, uy hiếp và hành hạ về thể xác nếu không chịu hợp tác và ưng thuận thì sẽ có tiền thưởng, tiền thù lao. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã xây dựng nhiều trạm tình báo dọc theo đường biên giới với Việt Nam.
Theo báo chí Việt Nam thì có tới 24 trạm như vậy đã đồng thời hoạt động. Các tổ chức của người tị nạn Việt Nam và quốc tế đã mô tả ý đồ của Trung Quốc tiến hành tuyển mộ những điệp viên cấp thấp từ dòng người tị nạn đang rời bỏ Việt Nam ra đi này. Những trung tâm tái định cư tại Trung Quốc như các trại Đông Hưng và Phòng Thành đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động tuyển mộ điệp viên của Trung Quốc.
Các nguồn tin công khai cho thấy việc tuyển dụng điệp viên trên đường biên giới là do các cán bộ của Bộ Công an và các sĩ quan quân đội Trung Quốc tiến hành. Công việc này diễn ra ở mức độ cấp huyện phản ánh tư tưởng "chiến tranh nhân dân" của Mao Trạch Đông, các hoạt động phần lớn diễn ra ở cơ sở.
Tại các vùng xa xôi hẻo lánh, dân cư địa phương thường bị các đường biên nhân tạo chia cắt, như dọc theo biên giới Việt - Trung và Miến - Trung. Kết quả là dân chúng địa phương ở bên này biên giới được tuyển mộ để thu thập tin tức từ những người thân thích, bạn bè của mình ở bên kia biên giới.
Quá trình tuyển dụng điệp viên trên biên giới tương đối giản đơn nhưng lại có hiệu quả. Báo chí Việt Nam năm 1980 đã đưa tin về số vụ cụ thể các gián điệp được phía Trung Quốc tuyển mộ hoặc sống gần cận đường biên giới hoặc chạy trốn từ Việt Nam sang. Hà Nội đã buộc tội Trung Quốc lợi dụng các chợ đường biên làm phương tiện để bẫy người Việt Nam sang để tuyển chọn, chiêu mộ. Việc huấn luyện điệp viên được biết là khá đa dạng trên cơ sở nhu cầu thu tin cụ thể.
Các cơ quan tình báo Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tỏ ra có tính đa dạng và tính thích nghi cao trong các phương pháp tuyển mộ điệp viên. Nó luôn luôn thay đổi để thích ứng với từng cá nhân điệp viên cũng như những điều kiện hoạt động vào thời điểm đó. Tuy vậy, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc vẫn chưa quen với quá trình tuyển mộ các điệp viên là người phương Tây. Lý do chủ yếu là hai nền văn hóa Đông - Tây có những cách biệt ngày càng lớn.
Tóm lại, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc là một cơ quan tình báo năng nổ đang ở tuổi trưởng thành trên võ đài quốc tế. Việc kết hợp giữa một tốc độ phát triển kinh tế cao và sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt đã buộc Trung Quốc phải dựa nhiều vào việc tìm kiếm bất hợp pháp công nghệ cao của nước ngoài nhằm đáp ứng công cuộc hiện đại hóa của họ.
Việc lấy cắp kĩ thuật tiên tiến, việc tiến hành các hoạt động phong phú của Bộ An ninh quốc gia qua ngả Hongkong được coi là an toàn, hợp lý và hiệu quả. Nhà nước yêu cầu Bộ An ninh quốc gia đóng vai trò tíc cực trong việc tìm kiếm kĩ thuật, công nghệ cho công cuộc hiện đại hóa kinh tế và quân sự.
KỲ III
(PetroTimes) - Cục tình báo quân đội thuộc Bộ Tổng tham mưu quân giải phóng nhân dân Trung Hoa là một tổ chức lớn thứ hai của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thu tin bằng con người.
tình báo Trung Hoa

Cục tình báo quân đội
Biết được dưới cái tên Cục II và giống như hầu hết các nước trên thế giới, Cục này có trách nhiệm cung cấp kịp thời tin tức tình báo phục vụ cho các cơ quan chỉ huy quân đội. Chức năng của Bộ tổng tham mưu là theo dõi, giám sát và thi hành các chính sách của Quân ủy trung ương và giải quyết công việc hàng ngày của Quân giải phóng. Chắc chắn là Bộ tổng tham mưu và Quân ủy trung ương là những người tiếp nhận đầu tiên những tin tình báo đã được Cục II thu thập và xử lý. Những người sử dụng tin khác là Bộ Quốc phòng, Tổng hành dinh của các cơ quan khác nhau, các tổ hợp quân sự - công nghiệp và sĩ quan chỉ huy của đơn vị.
Cục trưởng Cục II là thiếu tướng Xiong Guangkao. Xiong là sĩ quan tình báo quân sự cựu trào có bề dày công tác 50 năm. Ông cũng là Phó tướng của Tổng tham mưu trưởng, Tướng Xu Xin. Ông sinh năm 1921, tại Lingshou tỉnh Hà Bắc. Ông là một cựu chiến binh trong chiến tranh Triều Tiên và đã tốt nghiệp Học viện quân sự Liên Xô năm 1957.
Trợ lí của Xiong là đại tá Li Ning. Li được coi là một sĩ quan tình báo trẻ của Cục II. Ông đã từng là tùy viên quân sự tại London suốt những năm 1980. Khi đó nhiệm vụ chủ yếu của ông là tìm kiếm thị trường tại Trung Đông cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc cũng như lấy cắp công nghệ tiên tiến cho sản xuất quốc phòng. Năm 1990, ông đã tốt nghiệp khóa nghiên cứu Quan hệ quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins ở Washington.
Các hoạt động thu tin tình báo bằng con người của Cục II đáp ứng ba dạng tin tình báo quân sự là chiến thuật, chiến lược và công nghệ. Hiện nay Cục tình báo quân đội vẫn dành phần lớn nỗ lực của mình vào việc đáp ứng những nhu cầu tình báo chiến thuật qua việc phân tích, đánh giá những nguy cơ quân sự có thể có trên các tuyến biên giới của Trung Quốc, song mục tiêu này có vẻ đang tiếp tục thay đổi khi mà hiện quân sự của Liên Xô và Mỹ ở châu Á đang co lại thì Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại đang tìm kiếm một địa vị nổi bật trong khu vực. Vì vậy mà công tác thu thập và phân tích, xử lý các nguồn tin tình báo về chính trị - quân sự và về kinh tế - quân sự đang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng những tham vọng khu vực này của Bắc Kinh.
Nhiệm vụ của Cục II được phân loại như sau:
- Tình huống chiến đấu quy mô: Nơi đóng quân, trang bị vũ khí và khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang (quân đội và lực lượng nổi loạn) tồn tại gần cận với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Những lực lượng này bao gồm Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Mông Cổ, Afganistan, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Campuchia, Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như lực lượng Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.
- Địa lí quân sự: Những vùng đất có nhiều đặc trưng của các nước láng giềng.
- Học thuyết quân sự: Triết lí hành động, kế hoạch và các mục tiêu của các quốc gia thù địch hiện hành và tiềm ẩn.
- Các ý đồ quân sự: Những ý đồ quân sự của kẻ thù hiện hành và tiềm ẩn của đồng minh của chúng cũng như của các quốc gia trung lập.
- Kinh tế quân sự: Tiềm năng của công nghiệp, khả năng sản xuất nông nghiệp, trình độ công nghệ, quốc phòng và dự trữ chiến lược của các nước khác.
- Tình báo về tiểu sử nhân vật: Những tin tức xung quanh các nhân vật quân sự bao gồm các mặt đời sống cá nhân và nghề nghiệp của họ.
- Các mục tiêu cá nhân: Tin tức tình báo về trang thiết bị dành cho các lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, quy mô, căn cứ và những điểm yếu dễ bị công kích, trung tâm chính trị, quân sự, tình báo và dân cư.
- Trung tâm cảnh báo của tình báo quân sự: Thu thập những tin tức tình báo cơ sở, nguồn gốc và hiện hành nhằm phục vụ cho việc sử dụng tức thời cũng như cho các kế hoạch trung hạn. Trung tâm này sẽ xóa bỏ các mục tiêu thu thập tình báo quân sự mà không có hệ thống tại chỗ nhằm cung cấp tin tức sốt dẻo cho những người vạch đường lối, chính sách và những tư lệnh quân đội. Chức năng của mỗi hệ thống này là đưa ra những tín hiệu và cảnh báo về những nguy cơ quân sự tiềm ẩn hoặc sắp xảy ra.
- Tóm lại, Cục II đã duy trì một mạng lưới “tai mắt” tại các vùng và trong toàn quốc để phục vụ cho nhu cầu của chỉ huy các cấp. Các quân khu có quyền điều hành độc lập, các trung tâm “tai mắt” này nhằm cung cấp kịp thời tin tức cho chỉ huy quân khu. Sự tồn tại của tổ chức này được chứng minhm qua chuyến đi về Vũ Hán tìm kiếm sự trợ giúp của quân khu của Đặng Tiểu Bình trong thời gian diễn ra sự kiện Thiên An Môn.
Cục II cũng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nhất là công nghệ này được ứng dụng cho quốc phòng.
Trên thực tế, theo một số tính toán thì Cục tình báo quân đội là Cơ quan tình báo khá nhạy bén trong lĩnh vực này. Do số lượng tùy viên quân sự nhà nước dành cho rất có hạn nên Cục II có vẻ không có đủ đại diện cần thiết ở nước ngoài đẻ trở thành người thu thập tình báo hàng đầu về công nghệ cao. Song nếu tính từ nhiều góc độ khác nhau, Cục II có khá nhiều cán bộ khoác áo các thành viên lãnh sự thì số người thu tin hiện nay lại rất cao.
Vì có những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng - các tổ hợp công nghiệp - quân sự và các lực lượng vũ trang - Cục II hình như có những biện pháp hữu hiệu trong việc hoạch định và tiến hành các hoạt động tình báo nhằm tìm kiếm công nghệ quân sự đáng giá của nước ngoài. Trong phạm vi trách nhiệm của mình trong hoạt động gián điệp đánh cắp công nghệ cao, Cục II trước đây đã có quan hệ với KGB và một phần với tình báo quân đội Liên Xô GRU.
KỲ IV
(PetroTimes) - Trong Quân giải phóng, các đơn vị được huấn luyện đặc biệt đã cung cấp tin cho các tiểu đoàn bộ binh qua thám sát bằng mắt. Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng cường đội quân thám sát để thu thập tin tức.
Các hoạt vụ tình báo quân sự - Các hoạt vụ tình báo chiến thuật
Các tư lệnh đều phải tổ chức tốt lực lượng thám báo để hoạt động trong khu vực của đơn vị mình. Không được ngồi chờ mệnh lệnh của thượng cấp hay quyết định của cấp trên xem liệu có cần tổ chức và triển khai công tác thám báo hay không. Lực lượng thám sát phải hoạt động liên tục, không ngưng nghỉ, không phụ thuộc vào các đợt chiến đấu khác nhau. Trước mỗi nhiệm vụ mới, đơn vị phải lập tức tổ chức ngay lực lượng thám sát mới. Việc tiến hành liên tiếp công tác trinh sát trong các trận chiến đấu là cực kỳ quan trọng.
Có rất nhiều tài liệu tư liệu minh chứng việc Quân giải phóng ngày càng tăng cường lực lượng trinh sát và tuyển mộ điệp viên nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự trong những năm qua. Thắng lợi của Quân giải phóng tiến công quân sự năm 1962 có phần đóng góp đáng kể của các nguồn tin trinh sát thu được. Lực lượng tình báo biên phòng vùng Đông Bắc Ấn Độ xác nhận các lực lượng quân báo Trung Quốc đã tiến hành thu tin cả hai năm trước khi nổ ra tiến công quân sự. Quân báo Trung Quốc thu lượm tin tức về khẩu lệnh của quân Ấn, địa hình, chiến lược quân sự bằng một mạng lưới điệp viên cài cấy trong công nhân sửa đường, phu khuân vác, hành khách vắt vẻo trên những con la… có mặt trên suốt tuyến biên giới Trung - Ấn. Những điệp viên này sau đó dẫn đường cho Quân giải phóng vượt qua biên giới tràn sang đất Ấn trong suốt cuộc tấn công.
Sau này người Ấn Độ đã tiết lộ rằng các điệp viên của Trung Quốc đã thâm nhập vào các cơ sở quan thương nghiệp, các cửa hàng gần đường biên giới, trở thành các viên chỉ huy cấp thấp của Quân giải phóng - cải trang thành người Tạng để thăm dò khảo sát các vùng địa bàn tác chiến sau này. Hơn nữa, trước lúc tiến công, họ đã bắt sống lính tuần tra Ấn Độ về thẩm vấn, tìm hiểu khả năng chiến đấu của quân Ấn. Tóm lại, Quân giải phóng đã biết trước toàn bộ lực lượng chiến đấu, vũ khí và chiến thuật của quân Ấn.
Theo nếp trên, những hoạt động thu thập tình báo chiến thuật của Quân giải phóng cũng đã được đẩy mạnh dọc đường biên giới Trung - Lào và Trung - Việt. Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980, nhà đương cục Việt Nam thường xuyên tố cáo Quân giải phóng Trung Quốc tiến hành trinh sát vũ trang, đột nhập qua biên giới và phái gián điệp thâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam để thu thập tin tức và kích động bạo loạn.
Trong tình huống đặc biệt hơn, các hoạt động tình báo đường biên cuat Trung Quốc được kết hợp với phương thức phái khiển sang lãnh thổ Việt Nam những toán, những đội trinh sát vũ trang để điều tra xác định vị trí phòng thủ, tình hình chuyển quân và khả năng tác chiến của quân đội Việt Nam. Những cuộc đột nhập của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam thường bao gồm một loạt những hành động phá hoại nhà cửa, đường xá, gài mìn, tàn sát dân chúng, bắt giết trâu bò. Hiệu quả hoạt động của đội quân thám sát loại này chỉ trong phạm vi 5 dặm Anh trở lại.
Để tiến hành thám sát bằng mắt, Quân giải phóng đã tuyển mộ người Việt Nam cho các mục tiêu này. Báo chí Việt Nam quy hoạt động gián điệp cấp thấp này là của “cảnh sát và tình báo bí mật” thuộc các đơn vị thám sát Quân giải phóng. Mục tiêu tuyển dụng thường nhằm vào một trong 24 dân tộc thiểu số với số lượng khoảng một triệu người sống trên hai đường biên giới Trung - Việt. Khá nhiều nhóm sắc dân tộc, thậm chí những gia đình riêng lẻ, đã bị chia cắt bởi đường biên giới nhân tạo này. Cư dân Trung Quốc ở các vùng Nam Quý Châu và Vân Nam bị ép buộc sang gặp gỡ thân quyến, họ hàng của mình, hoặc giả khuyến khích lôi kéo người Việt Nam qua lại biên giới, thăm hỏi lẫn nhau.
Để hỗ trợ cho quá trình này diễn ra thuận lợi, nhà đương cục Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đơn phương mở cửa biên giới, cho họp chợ đường biên, khuyến khích người Việt Nam vượt biên qua lại. Được biết hàng hóa Trung Quốc đem ra bán tại các chợ đường biên là hàng xấu, kém phẩm chất.
Hoạt động của các điệp viên của Quân giải phóng suốt dọc biên giới thuộc dạng đơn tuyến và ngắn hạn. Một số vụ gián điệp bị phía Hà Nội xét xử công khai cho thấy những chi tiết cụ thể về cung cách tuyển mộ điệp viên và kĩ xảo điều hành của Quân giải phóng.
Như đã trình bày ở phần trên, điệp viên ở biên giới được tuyển mộ bằng các phương thức tiền bạc hoặc tra tấn, hoặc cả hai. Trung Quốc đã sử dụng những phương tiện tiên tiến nhất để triển khai các hoạt vụ này như giấy thông hành, giấy tờ giả, hộp thư chết và mật mã.
Hải quân Trung Quốc cũng tham gia vào các hoạt động thu tin tình báo bằng con người dọc theo biên giới. Ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong lãnh hải Việt Nam thường phải báo cáo về tình hình hoạt động của tàu bè Việt Nam, về kinh tế biển và hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam. Nhiều tàu thuyền đánh cá của Việt Nam có thể đã bị bắt trên hải phận Trung Quốc và bị cầm giữ, thủy thủ đoàn hoặc thuyền viên bị thẩm vấn về những nguồn tin mang tính chất quân sự. Theo Thông tấn xã Việt Nam, phía Trung Quốc luôn có ý đồ tuyển mộ các thuyền viên trên các tàu thuyền bị bắt giữ này.
Hải quân Trung Quốc cũng có những khả năng trinh sát chiến thuật dưới dạng các lực lượng vận tải đặc nhiệm trên biển được mệnh danh là các đơn vị trinh sát đường thủy. Những đơn vị này đã đảm đương những sứ mệnh của lực lượng xung kích trên biển bằng việc tập kích phá hoại dưới nước, phá dỡ những chướng ngại vật dưới nước. Hoạt động thu thập tình báo của những đơn vị này bao gồm xác định đồ sâu, hải lưu, sự mấp mô của đáy biển và các vị trí phòng thủ của kẻ thù.
Song có điều chưa rõ là các lực lượng này có tầm cỡ như thế nào vào thời kì hòa bình này. Tuy nhiên, có điều đáng chú ý là trong khi đưa tin về cuộc tập trận của đơn vị lính thủy đánh bộ đã kể tới việc dùng hộp thư chết để liên hệ với các lực lượng địa phương, việc bắt sống và khai thác tù binh. Các chính phủ Việt Nam và Đài Loan thường tố cáo Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động kiểu trên.
Hoạt động tình báo chiến thuật không chỉ giới hạn trong phạm vi trinh sát chiến đấu trên các đường biên giới của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Suốt trong những năm 1980, bộ máy tình báo quân sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã điên cuồng thu thập tin tức về Đài Loan.
Cục tình báo và cục tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu đã liên tiếp phái 8 viên sĩ quan trên cấp sư đoàn thâm nhập Đài Loan để tiến hành trinh sát tại chỗ. Họ đã đi qua Nhật Bản, Hoa Kỳ, rồi vào Đài Loan bằng danh nghĩa du lịch. Những gì mà họ thu thập được đã thể hiện trên cuốn sách có nhan đề: “Những quan điểm mới nhất về một kế hoạch chiến đấu giải phóng Đài Loan”.
Một loạt hoạt động tình báo chiến thuật khác nữa là dạng hoạt động ngụy trang. Những chiếc loa cực mạnh mắc dọc đường biên Trung - Việt ngày đêm nhằm vào quân đội Việt Nam để phát thanh. Các chợ đường biên của Trung Quốc dùng làm các địa điểm phân phát sách báo tuyên truyền mà đối tượng là các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hoạt động phao tin giả loại này cũng đã thấy tại các vùng miền Trung và miền Nam Việt Nam do các điệp viên của Trung Quốc tiến hành.
Mặc dù công tác tuyên truyền chính trị quân sự nhằm vào các lực lượng ngoại bang đã được các đơn vị cấp chiến thuật triển khai và dốc sức hoạt động, song theo quan điểm của cục liên lạc thuộc Tổng cục chính trị thì nhiệm vụ này phải được đặt ở cấp độ quốc gia. Việc thực thi các chủ đề đặc biệt về việc phao tin giả này phải bằng cách này hay cách khác nâng lên tầm cỡ các mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, có thể là khuôn khổ tuyên truyền do Tổng cục chính trị đưa ra là làm theo quyết định trước đó của Quân ủy TW. Những chiến dịch như thế này sau đó đã được triển khai qua các biện pháp công khai hoặc bí mật của Quân giải phóng dưới sự giám sát của các chính ủy.
KỲ V
(PetroTimes) - Để tìm kiếm thị trường buôn bán vũ khí cho Trung Quốc, các sỹ quan Cục II đã tuyển mộ những người đại lý vũ khí.
Các hoạt vụ tình báo chiến lược
Không giống như các hoạt vụ tình báo chiến thuật, các hoạt vụ tình báo chiến lược thu tin bằng con người của Quân giải phóng nhằm thỏa mãn nhu cầu tin tức của các lực lượng cấp chiến thuật và của các khách hàng công nghiệp quân sự trên một phạm vi khá rộng lớn.
Tuy nhiên, các hoạt động tình báo ở cấp độ quốc gia này luôn bị giới hạn bởi đối tượng quân đội và các khách hàng liên quan, nên phạm vi hoạt động bí mật và ngụy trang của nó thường nhỏ hẹp hơn nhiều so với Bộ An ninh quốc gia. Cục II đã bỏ ra một số tiền tài vật chất lớn đầu tư trên cấp độ quốc gia để tiến hành 4 loại hoạt động tình báo chiến lược là:
  • Thu thập tin tức về các lực lượng quân sự nước ngoài.
  • Tìm kiếm công nghệ quân sự quốc phòng.
  • Tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí.
  • Triển khai các chiến dịch hành động ngụy trang.

Một trong những công cụ cơ bản mà Bắc Kinh dùng để thu thập tin tức quân sự cấp quốc gia là đội ngũ tùy viên quân sự. Như đã trình bày ở phần đầu, vai trò thông thường của các tùy viên quân sự trên thế giới đâu đâu cũng đều là thu thập tin tức công khai. Qua một số vụ gián điệp gần đây cho thấy các tùy viên quân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng có nhiệm vụ thu thập tin tình báo bí mật.
Có thể dẫn ra những ví dụ như vụ Hou Desheng sĩ quan tình báo Cục II, tùy viên quân sự ở Washington bị bắt. Vụ Zhang Weichu dưới vỏ bọc cán bộ lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago cũng thế. Cả hai người này đều bị bắt vào lúc đang tìm cách mua tài liệu mà họ tin là tuyệt mật về nguyên vật liệu về NSA.
Tầm quan trọng của vụ gián điệp này rơi đúng vào vùng nhạy cảm nhất của loại nguyên liệu sản xuất các thiết bị tình báo tín hiệu (thông tin liên lạc, điều khiển từ xa, phát xạ và phát sóng). Khi mật mã và tấn số thông tin rơi vào tay cơ quan tình báo đối phương thì chắc chắn cơ quan này sẽ tiến hành nghe trộm và giải mã. Nếu là thông tin quân sự thì những tài liệu thu được qua nghe trộm có thể bao gồm quân số, hoạt động, địa điểm đóng quân, chỉ huy, nhân sự và tín hiệu liên lạc.
Trường hợp John Walker bị buộc tội gián điệp đã bán mật mã thông tin của hải quân cho Liên Xô đã trở thành tiếng kèn báo động về thảm họa của loại gián điệp này gây ra. Nhờ mua được bí mật của Mỹ từ Walker mà Liên Xô đã “mở được hàng triệu mật điện của hải quân Mỹ”, biết được những xung đột có thể có trên đại dương.
Qua việc phân tích trường hợp của Hou Zheng cho thấy sự thiếu vắng các biện pháp an ninh tình báo trong suốt quá trình từ khi vạch kế hoạch cho đến các khâu thực hiện sau đó. Vụ Hou Zheng và vụ Zhang Weichu bị bại lộ làm cho một số người cho rằng đó là do việc tuyển mộ điệp viên đã tiến hành không thỏa đáng. Do sai lầm này mà cả hai viên sĩ quan đó đã bị FBI điều tra thẩm vấn. Hơn nữa, cả hai người này gặp gỡ điệp viên rất có thể là vờ vĩnh của họ tại một quán ăn Trung Hoa cho thấy họ đã không thấy được một thể thức, một thủ tục liên lạc bí mật được đảm bảo giữa điệp viên và sĩ quan chỉ huy.
Trên thực tế, FBI hoàn toàn có khả năng thâm nhập, phát giác và bắt giữ cả hai viên sĩ quan Trung Quốc có nghĩa là các điệp viên của cơ quan này đã chực sẵn trong quán và vồ họ đúng lúc. Hoặc là các sĩ quan Cục II hoặc là một người thứ ba đã bị theo dõi, bám sát ngay tại địa điểm hẹn và FBI đã có mặt và làm phá sản hoạt vụ này.
Chắc chắn Hon và Zhang đều đang thu thập tin tức trong mục do Cục III thuộc Bộ tổng tham mưu vạch ra, vì thu thập tình báo tín hiệu là nhiệm vụ của Cục này. Vào thời gian năm 1983 - 1984, Hon là Bí thư thứ ba đại diện thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc ở New York. Trên cương vị này, ông ta không được thừa nhận là một sĩ quan quân đội. Song vai bình phong trong năm đó của ông ta là một tùy viên quân sự ở Washington.
Có thể nghề gián điệp của ông ta không phải là bắt đầu từ khi ông được phân công làm cán bộ trong sứ quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Washington, chắc chắn hơn ông ta được tuyển mộ hoạt động tình báo bí mật khi còn đang công tác tại Liên Hợp Quốc.
Những vụ bị vỡ lở khác cũng hỗ trợ cho quan điểm cho rằng Cục II đã cử các sĩ quan hoạt động gián điệp dưới bình phong là đại diện ở Liên Hợp Quốc. Ít nhất có một vụ về việc Cục này định chiếm lĩnh những bí mật về sản xuất vũ khí cũng như công nghệ cao áp dụng cho sản xuất quốc phòng. Tháng 10 năm 1987, Chi Shangyao và Charles Chang đã bị bắt tại Newark, New Jersey về mưu đồ xuất khẩu bất hợp pháp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 10 ống phóng, kính ngắm, bộ điều khiển của tên lửa rắn đuôi kêu và bản thiết kế máy bay chiến đấu F1 của Hải quân Mỹ.
Chi và Chang là cư dân của thành phố New York và đương nhiên là công dân Hoa Kỳ. Trong vụ này còn nêu ra ba tên tuổi là các sĩ quan quân đội Trung Quốc: Fan Lianfeng, tùy viên không quân; Zhang Naicheng, Trung tướng trưởng đoàn tùy viên quân sự và Fang Xianfan, cố vấn khoa học kĩ thuật.
Các cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và Charles Chang là do Chi Shangyao đứng ra tổ chức. Chi vốn là người Đài Loan và đến Hoa Kỳ 30 năm trước. Chi và Chang đã gặp Fan mấy lần, họ đã thảo luận với nhau về giá tên lửa (250.000 đô la Mỹ) và chứng từ mua bán, vận chuyển hàng giả mạo. Theo kế hoạch thì những món hàng lấy cắp được sẽ được chở từ Seatle, Washington sang Trung Quốc qua ngả Hongkong. Theo chứng từ của nhân viên hải quan Frank Ventura thì Chi nói rằng ông ta trông chờ các quan chức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ yêu cầu ông bán hộ tên lửa con tằm do Trung Quốc chế tạo sang các nước Trung Đông nếu công việc đang diễn ra hiện nay trót lọt.
Qua việc phân tích vụ này đã minh họa phương pháp hoạt động của Cục II hoàn toàn ăn khớp với các mục tiêu thu tin của Quân giải phóng. Trong khi tùy viên không quân Quân giải phóng xuôi ngược hoạt động thì Zhang Naicheng giám sát kỹ tiến trình, còn Fang Xiaofan, trợ lý cố vấn khoa học kỹ thuật thì xác định đặc tính kỹ thuật của món hàng đang mặc cả. Trong khi các nhà chức trách bảo vệ pháp luật Mỹ gọi cả ba cá nhân này là những kẻ cộng mưu không bị buộc tội, chỉ có một mình Fang Lianfeng có thể bị buộc tội tiến hành các hoạt động công khai dính vào tội ác.
Kết quả ông ta đã phải rời khỏi Hoa Kỳ ngay tức khắc sau khi các nhân viên hải quan Mỹ bắt giữ Charles Chang và Chi Shangyao. Còn Zhang Naicheng tiếp tục là tùy viên quân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại sứ quán Trung Quốc ở Washington từ 1988 đến 1990. Rồi ông ta lại trở lại chức vụ này vào năm 1992.
Cũng như vụ của Hou và Zhang, hoạt động của Fan Lianfeng cũng tỏ rõ các biện pháp an ninh tình báo khá vụng về, kém cỏi. Nhân viên hải quan Mỹ đã có thể thâm nhập vào nhóm Fan và ghi các cuộc đàm thoại. Chứng tỏ các điệp viên lẫn sỹ quan chỉ huy đều không sử dụng phương tiện thông tin liên lạc bí mật. Các điệp viên được giới thiệu với cả ba sỹ quan tình báo thay vì chỉ cần một người quán xuyến công việc nên đã đặt những người này trước những rủi ro nguy hại. Cuối cùng thì các điệp viên được tuyển mộ - Chi và Chang cũng như viên thanh tra Cục hải quan Mỹ được giao điều tra vụ này đều có thể xác định được ba hoạt vụ tình báo của Trung Quốc, địa vị của từng người trong họ cũng như mục tiêu thu tin tình báo của họ (tìm kiếm các nguyên vật liệu).
Một thảm bại hiếm thấy về công tác an ninh tình báo trong hoạt vụ của Fan Liangfeng biểu hiện thực chất của những tin tức tình báo mà các điệp viên có thể thu lượm được. Lời tuyên bố của Chi về khả năng bán tên lửa Con tằm do Trung Quốc sản xuất cho Trung Đông nếu là thật thì đã khẳng định được việc Cục II sử dụng các điệp viên ở nước thứ ba để tiến hành chuyển giao vũ khí. Thủ thuật họa động này xem ra khá giống với cung cách của Bộ An ninh quốc gia sử dụng các công ty nước ngoài để tìm kiếm kỹ thuật công nghệ.
Tuyên bố của Chi cũng ám chỉ rằng Bắc Kinh có ý định bán vũ khí theo kiểu này. Iran được biết đã nhận được tên lửa Con tằm của Trung Quốc. Ngoài ra mục tiêu tìm kiếm đã bị phơi bày công khai của Quân giải phóng là tên lửa TOW II và rắn đuôi kêu, thiết kế máy bay F-14. Qua đây xác định được những yếu điểm của tình báo quân đội, những ý đồ quân đội và những trọng điểm phát triển vũ khí của Trung Quốc.
Sự lựa chọn của Fan Lianfeng về vũ khí và kỹ thuật công nghệ cho thấy mức độ trách nhiệm của Cục II đối với quân nhu của Quân giải phóng. TOW II là loại tên lửa chống tăng cá nhân tiên tiến nhất của Mỹ. Giả dụ, Trung Quốc tìm cách kiếm được, tháo ra nghiên cứu và thiết kế lại, tiến hành sản xuất và triển khai chiến đấu thì khả năng phòng ngự biên giới sẽ nâng cao đáng kể.
Nhớ lại vào giữa thập kỷ 80 khi có vụ gián điệp nổ ra, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phải đương đầu với các sư đoàn Hồng quân trên sông Amua mạnh hơn gấp 12 lần trên đường biên phía Bắc Trung Quốc (phương diện quân Viễn Đông và Mông Cổ). Hơn nữa,, việc nâng cao khả năng quân sự của Trung Quốc, sản xuất tại chỗ tên lửa TOW II theo lối nhại lại, Bắc Kinh sẽ thêm vào bảng danh mục vuc khí của mình mặt hàng mới để xuất khẩu kiếm ngoại tệ mạnh.
Giống như với TOW II, việc tìm kiếm tên lửa tầm ngắn không đối không Rắn đuôi kêu sẽ nâng cao khả năng không chiến và phòng không của Quân giải phóng. Chưa cần đề cập đến các lĩnh vực kỹ thuật trong những tính năng của tên lửa Rắn đuôi kêu mà chỉ với việc sản xuất nhại lại tên lửa này cũng đủ để nói rằng Quân giải phóng đã có thêm một nắm đấm khá mạnh trong một không lực ước khoảng sáu ngàn máy bay. Việc phân tích mổ xẻ mặt kỹ thuật công nghệ của tên lửa này sẽ tìm ra được những đặc tính và khả năng thao tác của chúng và từ đó sẽ dẫn tới việc Trung Quốc sẽ sản xuất được một loại vũ khí chống lại tên lửa này.
Việc tìm kiếm thiết kế máy bay F-14 cũng sẽ giúp cho Quân giải phóng tìm hiểu kỹ thuật thao tác của máy bay và trên cơ sở này sẽ tiến hành sản xuất các thiết bị phòng không chống lại. Máy bay F-14 được thiết kế để cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay. Hải quân Trung Quốc vẫn có hy vọng kiếm được loại công nghệ này nếu Bắc Kinh tích cực trước những mong muốn còn đang tranh cãi về việc chế tạo hay mua một tàu sân bay.
Việc giải thể của Liêng bang Xô Viết có thể đưa lại khả năng mua cái gì đó đại loại như một tàu sân bay vì các nước cộng hòa mới này đang tìm cách bán ra một số tàu thuyền của mình để kiếm ngoại tệ mạnh. Theo báo chí đưa tin gần đây thì Trung Quốc đang định mua tàu sân bay Varyag, 67500 tấn loại Đô đốc Kuznetsov của Ukraina. Giá tàu sân bay này là 200 triệu USD, có thể chở được 8 máy bay SU-27 hoặc 25 máy bay MIG. Trung Quốc đang tìm cách mua của Nga 24 máy bay SU-27.
Nhiệm vụ tình báo hàng đầu của Cục II là thu thập tin tức tình báo hoặc kỹ thuật công nghệ áp dụng cho quân sự và sản xuất quân sự. Nhưng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí cũng không kém phần quan trọng. Nhưng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí cũng không kém phần quan trọng. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã bán nhiều hệ thống vũ khí hiện đại hoặc kỹ thuật công nghệ sản xuất quân sự cho hàng loạt nước như Argentina, Pakistan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê-út, Nam Phi, Siria… trong một số thương vụ bán ra, có thể được dùng để chế tạo thiết bị hạt nhân.
Để tìm kiếm thị trường buôn bán vũ khí cho Trung Quốc, các sỹ quan Cục II đã tuyển mộ những người đại lý vũ khí. Sau khi đã được tuyển dụng, những đại lý này đã tìm cách che dấu sự liên quan của chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào việc chuyển giao vũ khí bất hợp pháp - hoặc đưa vào Trung Quốc qua nước thứ ba hoặc đưa vào nước thứ ba là nước tiêu thụ.
Quá trình diễn ra và tiếp cận những đối tượng sẽ được chọn làm điệp viên là khá lý thú trước sự thận trọng đặc biệt của nó. Môi trường, hoàn cảnh của những đối tượng này được nghiên cứu kỹ càng, thận trọng trước lúc đưa ra quyết định tuyển chọn. Vượt lên sự lựa chọn theo ý thích là những người có quan hệ qua lại lâu dài với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các sỹ quan phụ trách các đặc vụ này của Cục II luôn tìm cách tránh tiếp cận những đối tượng còn xa lạ.
Qua chủ trương này cho ta thấy tính hiện thực của phòng tùy viên biết trước được khả năng và giới hạn trong hoạt động của mình. Việc xác định và tuyển dụng một số đối tượng nào đó có quan hệ lâu dài với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ dễ dàng và an tòan gấp ngàn lần so với việc lựa chọn một người còn tương đối xa lạ.
Trong quá trình tuyển chọn các đại lý buôn bán vũ khí thì việc tiếp xúc thận trọng là hoàn toàn tương phản với những gì đang diễn ra trong hoạt động hiện nay, Báo chí nước Mỹ thường xuyên đưa tin về việc người này người nọ bị bắt khi đang chuyển chở vũ khí trên danh nghĩa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phải chăng đây là một bản chúc thư gửi cho các sĩ quan Cục II đã vận dụng các biện pháp an ninh tình báo hết sức hớ hênh và vụng về.
Có lẽ Trung Quốc hiện vẫn còn thiếu một khả năng hoạt động tình báo hữu hiệu và chưa nắm vững được khả năng và phương pháp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật Hoa Kỳ. Trên thực tế, các hoạt động bí mật của Cục II còn xa mới có hiệu quả cao nếu như cán bộ của họ mới chỉ hiểu biết lơ mơ, hời hợt về những giới hạn về theo dõi giám sát, nghe trộm điện thoại và bắt giữ ở Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc bị phơi bày các hoạt vụ gián điệp, bán tên lửa và hạt nhân đã gây ra những phản ứng tiêu cực từ những người làm luật ở Mỹ và chính phủ các nước phương Tây khác. Vào đầu năm 1991, vấn đề chuyển giao vũ khí của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã hầu như làm nguy hại đến quan hệ Trung - Mỹ. Tháng 6 năm đó, Hoa Kỳ đã đe dọa trừng phạt Bắc Kinh về tội chuyển giao tên lửa cho Pakistan. Chỉ sau đó, các nhà đương cục Trung Quốc mới có phản ứng công khai trước sức ép của Mỹ là ngăn chặn một cách phiến diện, hình thức luồng trao đổi vũ khí và kỹ thuật. Tháng 11, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý tôn trọng Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và chế độ kiểm soát kỹ thuật tên lửa. Trung Quốc đã ký Hiệp ước này vào ngày 9/3/1992.
Tháng 8/1993, Hoa Kỳ lần nữa đặt ra những hạn chế về việc bán kỹ thuật công nghệ tiên tiến ứng dụng trong sản xuất vũ khí cho Trung Quốc. Việc Mỹ đưa ra sự trừng phạt này là do Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm chế độ kiểm soát kỹ thuật tên lửa, bán công nghệ sản xuất tên lửa M-9 và M-11 cho Pakistan. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ có thể tránh được những hạn chế này bằng các nguồn cung cấp từ nước ngoài cũng như bằng các biện pháp bí mật.
Bất chấp những tuyên bố công khai của Bắc Kinh về thái độ trung thành với nguyên tắc quốc tế về phổ biến vũ khí hạt nhân và tên lửa, song sứ mệnh của các sĩ quan tình báo Cục II vẫn không thay đổi. Các cán bộ phụ trách các đặc vụ tình báo quân sự đã tỏ ra thận trọng hơn bao giờ hết và càng tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí ở nước ngoài.
Thay vì bán trọn vẹn hệ thống vũ khí, Trung Quốc sẽ cung cấp công nghệ lưỡng dụng, tên lửa và nguyên vật liệu kèm theo, đồng thời các nhà khoa học Trung Quốc tham gia trợ giúp các chương trình tên lửa cho nước ngoài trong khi vẫn tuyên bố đeo đuổi chế độu kiểm soát kỹ thuật tên lửa. Mọi hành vi và việc làm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều tỏ ra bị thúc đẩy bởi những toan tính thương mại thuần túy: từ năm 1985 đến 1988, với số tên lửa CSS-II bán cho Ả rập Xê-út đã thu lợi khoảng 3,5 tỷ USD. Và ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt chính trị đối với quốc gia nhận vũ khí sẽ tăng lên.
KỲ CUỐI
(PetroTimes) - Cùng với việc thu thập tin tức tình báo và bán kỹ thuật quân sự, Cục II có cả một lịch trình lâu dài gây ảnh hưởng tới một số nước ngoài bằng hành động ngụy trang. Đối với Quân giải phóng, thì hành động này diễn ra dưới dạng ủng hộ các lực lượng phản loạn bằng tài chính và hậu cần. Ngoài ra, Quân giải phóng còn tiến hành huấn luyện chiến tranh du kích cho một số thành viên.
Vào đầu những năm 60, một số trường chiến tranh du kích dành cho người nước ngoài đã được xây dựng trong khuôn viên các Học viện Quân sự Nam Kinh và Vũ Hán. Suốt cả thập niên này, các sỹ quan Quân giải phóng đã huấn luyện cho các nhóm du kích đến từ Algevia, Angola, Botswana, Cameroon, Congos, Ghi ne, Indonesia, Kenya, Malawi, Malaysia, Mozambigne, Niger, Nigeria, Portuguese, Guinea, Rhodesia, Rwanda, Nam Phi, Thái Lan và một số nước thuộc thế giới thứ ba khác.
Quân giải phóng đã rất quyết liệt tiến hành lật đổ những chính phủ thời hậu thực dân, vẫn còn công nhận Trung Hoa dân quốc ở Đài Loan hay bằng cách này hay cách khác đã chống lại tư tưởng cách mạng của Bắc Kinh. Nhiều chương trình huấn luyện quân sự và tình báo do các viên sỹ quan Quân giải phóng tiến hành ở Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Phi.
Vai trò của cán bộ tình báo Trung Quốc trong hoạt động quân sự ngày càng được coi trọng. Các chuyên gia về vũ khí và chiến thuật của Quân giải phóng được cử làm giáo viên cho binh lính hoặc các phần tử phản loạn nước ngoài. Vai trò của các cán bộ tình báo tron các chương trình giảng dạy và hỗ trợ về quân sự chỉ giới hạn trên các phương diện quản lý và tài trợ, chuẩn bị hậu cần bí mật và tuyển một điệp viên (thâm nhập đơn tuyến) trong nội bộ các nhóm được Trung Quốc huấn luyện. Dưới đây xin được điểm một số hoạt động ngụy trang của Quân giải phóng qua các thời kỳ:
*1960: Trường chiến tranh du kích dành cho người nước ngoài được mở ở Bắc Kinh. Học viện được tuyển mộ từ các nước Columbia, Cuba, Ecuador và Peru.
*1964:
- Tổng cộng có 125 nhóm phản loạn châu Phi được huấn luyện về chiến tranh du kích trông các Học viện Quân sự Trung Quốc.
- Tại Nepan, một chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc đã đào ngũ khai báo về một kế hoạch nhằm lật đổ chính phủ Nepal. 500 quân nhân Trung Quốc khoác áo dân sự vận chuyển vũ khí vào cho các điệp viên thân Trung Quốc.
- Tùy viên quân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đại tá Kan Mai bị tuyên bố là người không được chấp thuận (Persona non grata).
- Tại Brazzaville, Congo thuộc Pháp, Kan Mai đảm nhận một chức vụ mới là Bí thư thứ nhất trong sứ quán Trung Quốc tại đây. Ông ta vẫn lại tổ chức 2 trại huấn luyện cho những phần tử bạo loạn Congo tại Gamboma và Impfondo.
- Tại Sudan, sứ quán Trung Quốc đã can dự vào các hoạt động cung cấp vũ khí và tiền bạc cho một cuộc bạo loạn và cuối cùng đi đến việc lật đổ chính phủ.
- Tại Bujumbura, Burundi, phó tùy viên văn hóa Trung Quốc Tung Chi đã đào thoát và tiết lộ sứ quán Trung Quốc đã hỗ trợ cho cuộc bạo loạn tại nước láng giềng Dân chủ Cộng hòa Congo. Quan hệ ngoại giao do vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cán bộ ngoại giao Trung Quốc đã bị trục xuất.
- Tại Myanmar, Quân giải phóng đã cung cấp viện trợ cho cánh bạo loạn "cờ trắng" trong khi chính phủ Trung Quốc lại ủng hộ chính thức chính phủ phi liên kết ở Răng-gun.
*1965:
- Kenya đã trục xuất Wang Teming, một phóng viên Tân hoa xã (được biết đó là một thiếu tá quân đội), về tội chỉ đạo việc đánh chiếm trụ sở phòng tài phán Kenya của liên đoàn các quốc gia châu Phi. Sứ quán Trung Quốc bị phản đối mạnh mẽ và một nhân viên bị trục xuất vì tội vận chuyển vũ khí trái phép.
- Tại Tanzania, sứ quán Trung Quốc đã can dự vào một âm mưu lật đổ chính phủ lân bang Malawi.
- Tại Singapore, Sim Siew Lim, một sỹ quan tình báo Trung Quốc đã bị bắt cùng với 20 người khác về mưu đồ ám sát các nhà lãnh đạo chính phủ.
- Mặt trận yêu nước Thái được thành lập ở Bắc Kinh.
- Tại Indonesia đã xảy ra một cuộc đảo chính bất thành của Đảng cộng sản Indonesia thân Trung Quốc tiến hành và đã bị đàn áp đẫm máu. Đảng này được Trung Quốc tài trợ.
*1966
- Tại cộng hòa Trung Phi, một kho vũ khí đạn dược mang “nhãn hiệu nước ngoài” đã bị phát hiện. Nước này đã cắt đứt mọi quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ cán bộ nhân viên đại sứ quán, Tân hoa xã và 30 kiều dân Trung Quốc đã bị trục xuất.
- Một phái đoàn Trung Quốc ở Dahomey đã bị trục xuất vì đang hoạt động chống lại Thượng Vôn-ta (nay là Bớc-ki-na Pha sô), Tô-gô, Niger và Nigeria.
- Người thống trị Ga-na là Kwame Nkrumah, đã bị lật đổ khi đang viếng thăm Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc đã bị cắt đứt hoàn toàn, 430 cán bộ, nhân viên quân sự và tình báo đều bị trục xuất.
- Liên minh giải phóng dân tộc Mã lai đã mở một văn phòng thường trực ở Bắc Kinh.
*1973
- Tại Zambia và Tanzania, các nhân viên Trung Quốc đội lốt các kỹ sư đường sắt chỉ đạo hoạt động quân sự của các lực lượng phản loạn chống lại chính phủ Rô-dê-zi-a (Rhodesia). Họ đã xây dựng hai trại huấn luyện: một ở Zambia gần tỉnh Tate của Moambogue và trại kia ở Tanzania.
*1975:
Trung Quốc đã huấn luyện, trang bị và trợ giúp mặt trận giải phóng Angola. Trung Quốc đã gửi 119 cán bộ Quân giải phóng tới mặt trận có căn cứ địa ở Zaia làm giảng viên, huấn luyện viên.
*1980-1988:
Tại Afganistan. Quân giải phóng đã huấn luyện và trang bị cho lực lượng kháng chiến Mujaheddin. Các trung tâm huấn luyện đặt ở Pakistan và tỉnh Tân Cương Trung Quốc.
Một hoạt động ngụy trang có tầm vóc rộng lớn nhất mới đây của Cục II là việc trang bị huấn luyện cho các lực lượng kháng chiến Afganistan. Đây là một thực tiễn quan trọng, qua đó để xác định rằng lý luận và phương pháp của hoạt động ngụy trang của Quân giải phóng hiện nay (hoặc mới đây nhất) là gì. Hơn nữa, nó còn chứng thực Bắc Kinh đã cảm nhận như thế nào sự hiện diện của Liên Xô tại Afganistan và quyết tâm của Bắc Kinh muốn chặn đứng bước chân của đội quân mạnh mẽ vào bậc nhất của thế giới này như thế nào.
Quân giải phóng đã trợ giúp các lực lượng phản loạn chống chính phủ tại Afganistan trong suốt cả thời gian quân đội Liên Xô có mặt trên đất này. Công việc trợ giúp cho các nhóm kháng chiến bao gồm tất cả các khâu từ tổ chức lực lượng, tài trợ, huấn luyện đến trang bị vũ khí.
Các quan chức trong chính phủ Afganistan và hệ thống truyền thông phương Tây đều nói rằng các hoạt động quân sự bí mật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được CIA tài trợ. Vậy liệu có hay không chuyện này? Song điều có ý nghĩa là giả dụ có một cuộc điện đàm giữa Mỹ và Trung Quốc về việc trợ giúp cho các nhóm kháng chiến Afganistan thì các bên cũng sẽ bớt được một khoản đóng góp.
Lúc đầu, Quân giải phóng chỉ dành cho các nhóm kháng chiến Afganistan một lượng nhỏ vũ khí và một ít tiền vào năm 1980. Vào tháng 2 năm đó, ít nhất đã có 6 nhóm tranh giành nhau những khoản tiền của Trung Quốc và Pakistan chi viện. Từ 1980 đến 1988, số tiền chi viện của Trung Quốc vào khoảng 400 triệu USD.
Tại Kabul, thường xuyên có những cuộc triển lãm chiến lợi phẩm với những vũ khí do Trung Quốc sản xuấy, trong đó có súng trường, súng máy, súng cối. Vào tháng 9 năm 1984, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã cung cấp cho các lực lượng phản loạn pháo lớn 107mm và 122mm. Pháo 107mm kiểu 63-1 là loại pháo sản xuất năm 1963 và cụm rocket 12 ống phóng tiêu chuẩn của Quân giải phóng, ống làm bằng hợp kim nhẹ có trọng lượng khoảng 300 pounds.
Có điều chưa rõ là loại 122mm 60 tốc độ cao của Trung Quốc cấp có phải là mô phỏng pháo bích kích D072 của Liên Xô hay phỏng theo loại 54 cũ.
Từ năm 1986, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tăng các khoản chi viện và bắt đầu cung cấp cho các nhóm phiến loại súng phòng không 130mm. Pháo dã chiến loại 59-1 tựa như loại M-46 của Liên Xô, song tầm bắn chỉ là 22km chứ không phải 27 đến 31km.
Viện trợ của Trung Quốc tiếp tục leo thang suốt những năm 80 và cuối cùng cho cả súng máy hạng nặng loại 54 cỡ 12,7mm được dùng làm vũ khí cá nhân bắn máy bay trên núi và loại 58 cỡ 14,5mm của Liên Xô ZPV là loại pháo lưỡng dụng - vừa là đại liên, vừa là súng phòng không, và loại 55 cỡ 37mm có xe kéo đã lỗi thời cũ kỹ song vẫn được xuất khẩu tới nhiều nước.
Quân giải phóng đã cung cấp những vũ khí kể trên cho các nhóm kháng chiến, chúng có tên là “Thắng lợi”, “Tự vệ”, “Ngọn lửa vĩnh cửu” và “Paika”… chắc chắn trong những nhóm này có nhóm mang màu sắc mặt trận dân tộc thống nhất Mao-it ở Afganistan.
Cùng với việc cung cấp vũ khí, Quân giải phnsg luôn hiện diện trong công tác huấn luyện quân sự cho các lực lượng phản loạn Afganistan. Cho tới năm 1985, Quân giải phóng đã cử khoảng 300 cố vấn quân sự tới các trường huấn luyện trên đất Pakistan. Các trại lính đóng ở các địa điểm sau: Muhammad Gard ở Tây Bắc Charsadda và Faquir Abad rất gần Peshawar.
Tháng 9 năm 1985, Trung Quốc mở các trại huấn luyện bổ túc ngay trên lãnh thổ của họ gần các khu dân cư Kaxga và Hotan thuộc khu tự trị Tân Cương. Quân giải phóng đã huấn luyện cho các phần tử bạo loạn Afganistan sử dụng vũ khí Trung Quốc, đánh bộc phá, kỹ xảo chiến đấu cũng như hoạt động tuyên truyền và gián điệp.
Chắc chắn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không bao giờ huấn luyện cho các lực lượng du kích Afghanistan về hoạt động gián điệp chỉ đơn thuần phục vụ các mục đích chống phá chính quyền ở Kabul. Đúng vậy, Trung Quốc đã lợi dụng, đã khai thác các thành viên trong lực lượng kháng chiến qua các hoạt động thâm nhập đơn phương.
Theo kinh nghiệm thực tiễn, Cục II sẽ tuyển dụng một số du kích mà họ đã huấn luyện làm các điệp viên bí mật của họ. Rồi đây một số trong những người này, có thể sẽ giữ những địa vị có ý nghĩa nào đó trong chính phủ mới được thành lập do những thắng lợi của họ sau này.
Các viên chức chính phủ Afganistan tin rằng phong trào đã bị Trung Quốc khai thác lợi dụng vào các mục đích gián điệp của họ trong đó Bộ An ninh quốc gia cũng có phần tin tình báo cho mình.
(Theo Potrotimes)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết phổ biến